Ngày 10/2, chuyến bay đầu tiên đưa 30 n gười Việt từ tâm dịch Vũ Hán (Trung Quốc) về đến sân bay Vân Đồn. Giản Thị Hồng Hạnh cùng 5 đồng nghiệp làm nhiệm vụ dọn vệ sinh tàu bay. Trời mưa rét khiến tâm lý cô nặng nề hơn. Nhớ lại các quy tắc bảo hộ đã được tập huấn kỹ lưỡng từ trước, Hạnh dần bình tĩnh, gạt nỗi sợ sang một bên để tập trung vào nhiệm vụ.
Lúc 4h15, máy bay hạ cánh, 30 hành khách người Việt được đưa sang khu riêng biệt bên ngoài nhà ga để làm thủ tục. Đội y tế lên phun thuốc khử trùng trong 10 phút rồi nhóm Hạnh tiếp tục lên tàu bay làm việc. Trước mắt cô và đồng nghiệp là các loại khẩu trang, quần áo bảo hộ, bỉm đã dùng... được bỏ lại rải rác trong khoang. Những hành khách trên chuyến bay đặc biệt này đều mặc đồ bảo hộ, đóng bỉm suốt hành trình. Sau hơn một tiếng thu dọn, cả đội gom được 45 túi rác.
Từ sau chuyến bay đầu tiên đó, hơn một tháng qua, cảng hàng không Vân Đồn đã đón 24 chuyến bay đưa hàng nghìn người Việt từ nhiều vùng dịch trên thế giới như Hàn Quốc, Nhật Bản, châu Âu... về nước.
Đều đặn mỗi ngày, đội của Hạnh được đo thân nhiệt, kiểm tra sức khỏe. Sau chuyến đầu tiên căng thẳng, hiện cả nhóm tự tin hơn mỗi khi mặc đồ bảo hộ và bước vào khoang máy bay làm nhiệm vụ.
Chị Giản Thị Hồng Hạnh. Ảnh: Bình Minh |
Nhà cách sân bay khoảng 5 km, song những ngày này Hạnh không về nhà mà ở trong khu tập thể dành cho cán bộ, nhân viên. Thường trực ở sân bay tiện cho trường hợp đột xuất, cũng để Hạnh cách ly với người thân và cộng đồng.
Con trai Hạnh năm nay lên 7 tuổi, từ nhỏ đến lớn chưa khi nào hai mẹ con xa nhau vài ngày. Nhưng từ ngày Hạnh ở Công ty dịch thuật Sài Gòn Blog hẳn cơ quan đến nay đã hơn một tháng. "Em rất nhớ con, cố gắng vài hôm nữa khi các chuyến bay đã vãn, em sẽ về nhà thăm con", Hạnh nói.
Cũng như chị Hạnh, anh Ngô Thanh Tùng (27 tuổi), nhân viên phục vụ hành khách tại sân bay Vân Đồn, tham gia đón chuyến bay đầu tiên về từ Vũ Hán. "Hôm đó khi làm xong thủ tục, hành khách lên xe để về khu cách ly, nhiều người ngồi chưa ấm chỗ đã ngoái lại vẫy tay chào, có người rơm rớm nước mắt. Em cũng thấy nghèn nghẹn. Cảm nhận được vì sao các anh chị ấy xúc động như vậy, vì mọi người đã về đến quê hương", Tùng chia sẻ.
Hơn 10 lần đón những chuyến bay đặc biệt, hình ảnh Tùng nhớ nhất là một nhân viên y tế bế em bé khoảng 4 tháng tuổi, một tay ẵm, một tay cho bé uống sữa, nâng niu vỗ về trong khi người thân của bé làm thủ tục. "Bố mẹ bé ở lại Hàn Quốc, gửi con cho người thân đưa về Việt Nam. Hình ảnh bé như tiếp thêm cho chúng em sức mạnh", Tùng kể.
Nguyễn Thị Hà My (25 tuổi), nhân viên phục vụ hành khách tại sân bay Vân Đồn, tham gia đón chuyến bay về từ Hàn Quốc ngày 4/3. Năm ngày sau, Bộ Y tế công bố trên chuyến bay có "bệnh nhân 18". Bấm số điện thoại gọi cho bố mẹ, tay My run bần bật, mẹ vừa bốc máy, My òa lên khóc. "Em không giấu được cảm xúc và lo lắng. Trò chuyện một lúc, bố mẹ em hỏi thăm rất nhiều và động viên em là đã mặc đồ bảo hộ, thực hiện đúng quy trình an toàn thì không có gì phải sợ", My nhớ lại.
Sau những giọt nước mắt đó, My đã bình tĩnh hơn. Những ngày gần đây, hàng nghìn người Việt từ châu Âu về nước, Hà My tự tin hoàn thành nhiệm vụ, tham gia đón hơn 10 chuyến bay. Trong đó, riêng sáng 23/3, hai chuyến bay từ Anh và Đức về chở hơn 500 khách, hạ cánh cách nhau hơn một tiếng đồng hồ. "Khách đông, em phải trực tiếp hướng dẫn và hỗ trợ họ nhưng không còn cảm thấy áp lực vì đã có kinh nghiệm. Lúc này em chỉ thấy vui khi được đón người Việt Nam từ các nước trở về", Hà My nói.
Các chuyến bay từ vùng dịch đáp xuống Vân Đồn thường không có giờ cố định, khiến lực lượng phục vụ ở đây luôn trong tình trạng "trực chiến".
Hồng Hạnh "đêm ngủ cứ nơm nớp, nhiều hôm 23h lãnh đạo báo chuẩn bị sáng sớm có chuyến bay về. Nhưng khi sắp xếp xong chuyến bay lại bị hủy". Còn Hà My thì "không dám ngủ vì sợ ngủ quên". Cô nằm canh điện thoại, nếu có chuyến bay về thì bật dậy ngay.
Hành khách xuống sân bay Vân Đồn được khử khuẩn theo quy trình nghiêm ngặt. Ảnh: Bình Minh |
Ông Phạm Ngọc Sáu, Giám đốc Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn cho biết, việc đón các chuyến bay từ vùng dịch về được triển khai ở khu vực riêng, không làm ảnh hưởng tới hoạt động của nhà ga.
Máy bay đậu ở bãi đỗ xa. Xe buýt lần lượt chở hành khách đi làm thủ tục, kiểm tra thân nhiệt, làm tờ khai y tế điện tử, thủ tục xuất nhập cảnh... Sau đó xe quân sự chở họ đến các khu vực cách ly. Thời gian làm thủ tục mỗi chuyến bay mất khoảng một tiếng.
"Chúng tôi thường chỉ nhận được thông tin chuyến bay về từ vùng dịch trước khoảng 2 đến 3 tiếng, nên việc chuẩn bị tương đối khó khăn. Tuy nhiên, sân bay đã có kế hoạch và phương án cụ thể, bố trí nhân lực, phương tiện sẵn sàng cho các trường hợp", ông Sáu nói.
Từ đầu tháng 2, sân bay Vân Đồn được Cục Hàng không VN lựa chọn là một trong những sân bay chuyên đón hành khách về từ quốc gia có vùng dịch. Đến nay sân bay này đã đón 24 chuyến bay với tổng số 3.526 người từ 7 nước, gồm Indonesina, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, Anh, Đức, Pháp.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét